5 bí quyết không thể dễ hơn để chăm sóc vợ sau sinh mau hồi phục

Sau khi sinh, người phụ nữ mất rất nhiều sức và yếu như con cua lột, chính lúc này, sự quan tâm, giúp đỡ của các ông chồng là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số việc cơ bản giúp các ông chồng lóng ngóng vụng về đến mấy cũng có thể chăm sóc vợ trong khoảng thời gian này.

Luôn ở bên cạnh để lo lắng cho vợ

su-quan-tam-cham-soc-cua-chong-la-rat-can-thiet

Sự quan tâm chăm sóc của các ông chồng với vợ sau sinh là rất cần thiết

Một trong những việc chồng cần làm sau khi vợ sinh là tạo sự an tâm cho người vợ, trở thành bờ vai vững chãi để vợ dựa vào. Sau khi sinh, tâm lý của người vợ rất dễ xúc động và hay lo lắng. Người chồng vì thế hãy chịu khó nghe vợ tâm sự, hãy giúp vợ yên tâm bằng bằng cách dành thời gian cho cả hai mẹ con nhiều hơn, bênh vực vợ khi thấy cần thiết trong các mối quan hệ. Đồng thời, hãy cùng cô ấy chăm sóc và nuôi dưỡng em bé, giúp cô ấy cảm thấy yên tâm về chồng dù không ở bên cạnh.

Giúp vợ luôn sạch sẽ

Sau khi sinh, thân thể nàng sẽ bị bao vây bởi máu (sản dịch), các vết bẩn sau cuộc sinh nở, mồ hôi khắp người (nhất là cổ, tóc) và nàng sẽ mệt mỏi rũ ra sau chuyến vượt cạn. Nàng rất cần được làm cho sạch sẽ trước khi được ôm con vào lòng và cho con bú.
Là người gần gũi thân thiết với vợ nhất, các bố hãy giúp vợ mình làm sạch thân thể bằng cách lau mình cho cô ấy. Lau mình toàn thân thì dễ rồi, các bố chỉ cần nước sạch – ấm, pha một chút dầu nóng rồi dùng khăn mềm lau khắp mặt, thân mình, đặc biệt là bàn tay, bàn chân. Riêng bộ phận nhạy cảm, lúc này chắc là rất “phức tạp”, nên các bố hãy dùng khăn thật mềm (mềm như khăn ướt hay khăn sữa ấy), lau thật nhẹ và sạch sẽ.

Đảm bảo rằng sự chăm sóc của các bố lúc này còn mạnh hơn bất cứ liều thuốc giảm đau nào, quý giá hơn bất cứ viên kim cương nào, và là cách thể hiện tình cảm thực tế hơn bất cứ lời nói hoa mỹ nào… sẽ khiến nàng và những người xung quanh vô cùng trân trọng. Bạn sẽ thấy vô cùng mãn nguyện khi thấy cô ấy khỏe khoắn hơn, vui vẻ hơn để sẵn sàng cho em bé hưởng những giọt sữa non đầu tiên có lợi cho khả năng miễn dịch của bé.

Giúp vợ mình cho con bú 

Vì sau khi sinh, cơ thể mẹ còn đau nên sẽ rất khó để giữ cho bé bú đúng tư thế. Các bố cũng cứ yên tâm rằng con của chúng ta rất thông minh, bé có thể biết bú ngay từ khi mới sinh mà chẳng cần luyện tập gì cả. Chỉ cần cho bé tiếp xúc với núm vú mẹ, bé sẽ tự tìm ti, ngậm đầu ti và mút mút mút nhiệt tình. Nếu các bố cảm thấy khó khăn khi giúp vợ cho con bú, các y tá sẽ sẵn sàng giúp bố cách cho con bú mẹ. Thao tác mút vú mẹ của con sẽ kích thích hormone trong cơ thể, kích hoạt nhà máy sản xuất sữa trong cơ thể mẹ để sản sinh sữa. Một số bà mẹ có thể mất 2-3 ngày sữa mới về, do đó, nếu bố giúp bé bú mẹ càng sớm thì sữa về càng nhanh. Nếu bố thấy mẹ ít sữa, bé khóc ầm ĩ vì mút hoài mà sữa không ra thì cũng đừng vội phán mẹ ít sữa nhé. Thay vào đó hãy giúp cả hai mẹ con trong những lần đầu bú mớm. Nếu sức khỏe mẹ sinh mổ, bố có thể giúp mẹ cho con bú nằm để tránh làm đau vết mổ. Nếu ai đó gào ầm lên rằng không được cho con bú nằm thì các bố cứ thẳng tay bênh vợ, bởi vì chẳng có gì sai ở đây cả. Nếu có ai đó sai ở đây, thì đó chính là người đã không biết cảm thông và chia sẻ với người mẹ mới sinh thôi!

Giúp nàng chăm sóc vết thương sau sinh

Dù sinh thường hay sinh mổ thì việc chăm sóc vết thương sau sinh cũng đều phức tạp như nhau. Nếu cô ấy sinh thường bạn có thể giúp vợ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách làm sạch vết khâu bằng nước ấm, sau đó dùng khăn khô, mềm nên chọn loại khăn không có nhiều sợi bông. Vì nếu nhiều sợi, bông sẽ bám vào vết khâu gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên giúp vợ thay băng vệ sinh, cứ 4 giờ thay một lần để tránh viêm nhiễm cho cô ấy.  Còn nếu cô ấy sinh mổ các bác sĩ sẽ chăm sóc vết thương cho cô ấy. Vết thương thường được rửa bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi dung dịch sát khuẩn. Lúc này, cô ấy rất khó khăn trong việc di chuyển và vận động nên rất cần bạn giúp đỡ đi lại, vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh.

Cảm thông với những cảm xúc của vợ

Khi làm mẹ, ai cũng có những bỡ ngỡ của riêng mình, nhất là đối với người lần đầu sinh con. Thế nên, sẽ có những lúc cô ấy vui vẻ và hạnh phúc nhưng cũng sẽ có những lúc thấy trầm tư, lo lắng. Chưa kể, việc chăm con bận rộn, lúc con ốm hay con đau cũng đủ khiến cho người vợ trở nên hoang mang, cảm xúc trở nên phức tạp. Thế nên, những lúc như thế này, người chồng cần cố gắng cảm thông với những cảm xúc của vợ, không nên xét nét hay cáu gắt sẽ khiến vợ buồn. Nếu không thể nói lời ngọt ngào với vợ thì cũng không nên khiến vợ đau lòng hơn. Nếu cô ấy có làm gì đó chưa thực sự hoàn hảo, bạn cũng nên động viên, khích lệ vợ thay vì chỉ trích, công kích hoặc đùa cợt.

Khi chăm con, có hàng trăm thứ xảy ra mà bản thân những người trưởng thành cũng không thể nào ngờ tới được. Việc em bé lúc như thế này hoặc lúc như thế khác, hay bé bày biện đồ chơi, bé cáu gắt, quấy khóc cũng đủ để khiến vợ trở nên bực mình. Do đó, vợ không thể nào trút giận lên bé được mà sẽ kiếm người chồng để bực tức. Chưa kể, khi chăm con, người vợ cùng phải đối mặt với rất nhiều những áp lực khác đè nặng lên vai từ những người xung quanh mình. Những lúc như thế, hãy lặng im nín nhịn và chủ động chia sẻ mọi thứ với vợ. Người chồng cũng có thể chờ lúc vợ đã bớt giận, chủ động nói chuyện và nhắc nhở cô ấy hoặc kể cho vợ nghe những câu chuyện hài, giúp vợ nhanh chóng trở nên vui vẻ.