Tắc Tia Sữa: Những Hiểu Lầm, Nỗi Lo Và Cách Giải Quyết

Tắc Tia Sữa: Những Hiểu Lầm, Nỗi Lo Và Cách Giải Quyết

Sau sinh 2 ngày, chị Ngân bắt đầu lo lắng vì bầu sữa căng tức khiến chị đau đớn, mà vẫn không thấy sữa về, bé quấy khóc vì đói. Mẹ chồng cho là ngực chị nhỏ nên không có sữa cho bé. Hoang mang tìm đến sự tư vấn của bác sĩ thì được biết chị bị tắc tia sữa.

Tắc tia sữa nếu không kịp thời nhận biết và chữa trị, mẹ có thể bị viêm nhiễm, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Đây là nỗi lo chung của chị em phụ nữa sau sinh, không chỉ riêng chị Ngân.

Kích cỡ ngực không ảnh hưởng đến việc tiết sữa nhiều hay ít của mẹ

Kích cỡ ngực không ảnh hưởng đến việc tiết sữa nhiều hay ít của mẹ

Giải đáp vấn đề này, Bs.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi (PGĐ Bệnh Viện Từ Dũ): Nhiều người cho rằng sữa nhiều hay ít lệ thuộc vào kích thước của tuyến vú, lớn thì nhiều sữa, nhỏ thì ít sữa. Thật ra không phải vậy, mà nó sẽ lệ thuộc vào thể tích của các nang, túi tiết sữa. Sữa không về là do tuyến sữa bị tắc, nguyên nhân có thể liên quan đến các hoạt động nội tiết, về những xáo trộn trong nội tiết có thể dẫn tới hoạt động tiết sữa không được hoặc liên quan đến các hành vi của người mẹ.”

Tắc tia sữa thực chất là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa bị ứ lại tại ống dẫn và không thể chảy ra ngoài. Dần dần tạo thành cục và gây đau đớn do hiện tượng đông kết sữa. Trong khi đó, cơ thể mẹ vẫn tiếp tục sản sinh và điều tiết sữa chảy ra, nhưng đến chỗ bị tắc nghẽn sẽ ứ lại ngày càng nhiều, cục sữa bị đóng kết ngày càng to làm chèn ép vào các tia sữa khác gây ra hiện tượng đau nhức, cương cứng vú.

Dấu hiệu nào để nhận biết tắc tia sữa?

Dấu hiệu của tắc tia sữa xuất hiện tự nhiên, tiến triển tương đối nhanh và rõ rệt. Thường là sau khi ngủ dậy thấy toàn thân mệt mỏi, uể oải, cảm giác sốt, có thể ớn lạnh hoặc rét run, đau đầu, buồn nôn, … Đặc biệt, bầu vú căng to hơn so với bình thường, càng lúc càng tăng lên, gây đau nhức, sữa không tiết ra ngoài được hoặc chỉ tiết rất ít, dùng tay vắt cũng không ra sữa. Bề mặt vú căng đỏ, sờ nóng và đau. Có thể sờ thấy những khối tròn nhiều kích thước ở bầu vú.

Nguyên nhân nào khiến tia sữa bị tắc?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc tia sữa như bác sĩ Mỹ Nhi đã nói chính là hành vi của mẹ. Mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu vú, không cho bé bú dòng sữa non ngay sau khi sinh, không nặn hết sữa mỗi khi bé bú khiến tia sữa bị tắc, hay chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Đặc biệt, với mẹ sinh mổ cần dành nhiều sự lưu tâm với vấn đề tắc tia sữa này hơn nữa, Bác sĩ Mỹ Nhi cảnh báo: “Với mẹ sinh mổ hoạt động cho con bú gặp nhiều khó khăn. Nên người ta sẽ không thể cho con bú sớm được, thậm chí có người không muốn cho bé bú, như vậy sẽ dễ dẫn đến tắc tia sữa. Trong quá trình cho con bú, nếu những ngày đầu chưa có nhiều sữa thì thường người mẹ sẽ rất khó khăn để có sữa lại đâm ra thất vọng, và họ sẽ chen vào công thức bú bình nhiều hơn, lâu dần sẽ quen với việc cho con ngậm bú bình, làm mất đi thói quen tiết sữa từ mô tuyến sữa của mẹ, do đã mất phản xạ tạo sữa, dẫn đến tắc sữa hoàn toàn.” 

Những hành vi sai lầm của mẹ có thể khiến mẹ bị viêm tắc tia sữa

Những hành vi sai lầm của mẹ có thể khiến mẹ bị viêm tắc tia sữa

Để không bị tắc tia sữa mẹ cần làm gì?

Mẹ nên cho bú ngay sau 24h đầu tiên để bé được hưởng sữa non cũng là để phòng ngừa hiện tượng tắc tia sữa.

Luôn giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm. Lau sạch đầu vú và vắt bỏ vài giọt sữa đầu tiên trước mỗi lần cho con bú.

Sau khi bé bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

Ngoài ra khi phát hiện những dấu hiệu tắc tia sữa đầu tiên hay dùng các biện pháp massage, chườm nóng, đắp lá đinh lăng, dùng dụng cụ hút sữa, những biện pháp này mẹ có thể thực hiện tại nhà.

Cuối cùng, mẹ nên thường xuyên ăn những thực phẩm lợi sữa giúp hỗ trợ hoạt động của các tuyến sữa tốt hơn, tăng cường lượng sữa như đu đủ xanh, bí đỏ, nghệ, móng heo…

Trong đó, nghệ được xem là “thần dược” với rất nhiều công dụng tốt cho cho phụ nữ sau sinh. Mẹ bị tắc tia sữa cũng không nên bỏ qua loại thực phẩm này, theo như PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay (Nguyên trưởng cơ sở 3 bệnh viện Đại học y dược TP.HCM) chia sẻ: “Nghệ có tính hành khí phá huyết, trong trường hợp người phụ nữ sau sinh có tuyến vú bị căng, do em bé bú không hết, khiến sữa bị ứ gây ra đau, viêm nhiễm tuyến vú thì việc sử dụng nghệ giúp thông thoáng và sữa sẽ được tiết ra đều đặn hơn”.

Tiếp lời PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Bác sĩ Mỹ Nhi đưa ra giải pháp: “Hiện tại, chúng ta có một loại nghệ mới mang tên Nghệ mixen với công nghệ màng bao Micelle hiện đại có thể giúp tăng tính sinh khả dụng lên hơn 185 lần, rõ ràng đây là một bước tiến rất lớn đem những tinh hoa của đất trời – là NGHỆ – đưa vô để ứng dụng cho chị em chúng ta dùng, vừa tăng hiệu quả vừa giúp chống được sự viêm tắc sữa và rất nhiều lợi ích khác trong việc phục hồi sức khỏe, sắc đẹp sau sinh.”

Nghe-mixen-bewin-cham-soc-suc-khoe-va-sac-dẹp-phu-nu-sau-sinh

Nghệ mixen Bewin chứa thành phần chính Novasol Curcumin, cùng công nghệ màng bao Mixen hiện đại, tiêu chuẩn châu Âu, đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng đạt sinh khả dụng gấp 185 lần so với Curcumin thường trong việc phục hồi và chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau khi sinh