Trầm cảm sau sinh: Bi kịch có thể phòng tránh

Trầm cảm sau sinh: Bi kịch có thể phòng tránh

Không ít những thảm cảnh đau lòng đã xảy ra với các gia đình có người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Thậm chí nhiều bà mẹ trẻ còn tự tay sát hại đứa con nhỏ của mình như vụ việc đau lòng vừa xảy đến với bé chỉ mới 33 ngày tuổi ở Hà Nội. Đây thật sự là một tấm bi kịch khiến tất cả bàng hoàng.

Trầm cảm sau sinh không hề hiếm gặp!

Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 – 25% trong 12 tháng sau sinh.

Tuy nhiên, các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình ghi nhận và để ý. Chỉ đến khi nhiều hậu quả đau lòng xảy ra, người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu gợi báo của bệnh. Theo tài liệu phân loại bệnh tật quốc tế (ICD 10) và Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (NXB Y học), một số dấu hiệu điển hình và dễ thấy nhất của bệnh trầm cảm bao gồm:

– Dễ nổi nóng, cáu gắt.

– Thích ở một mình, nghiện mạng xã hội, rất ngại giao tiếp.

– Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, không muốn làm việc.

– Hay có cảm giác lo lắng, bất an, mất hết niềm tin vào cuộc sống.

– Chán ăn hoặc ăn uống vô độ, mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều.

– Không còn hứng thú với các sở thích của mình nữa

– Nghĩ đến cái chết.

dau-hieu-cua-tram-cam-sau-sinhThường xuyên mệt mỏi, chán nản là một trong những dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm sau sinh

Thoạt nhìn, những dấu hiệu này khá giống tình trạng “buồn bã sau sinh” nhưng mạnh mẽ và kéo dài hơn nhiều. Do đó, gia đình và chính sản phụ nếu thấy sau sinh có các dấu hiệu trên nên đặc biệt chú ý.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh bao gồm:

– Tiền sử mắc bệnh trầm cảm.

– Tiền sử rối loạn tâm thần tiền kinh.

– Tuổi tác khi mang thai: Tuổi càng trẻ càng dễ bị trầm cảm sau sinh.

– Cảm xúc, suy nghĩ mâu thuẫn về việc mang thai.

– Số lượng con đã có: Càng sinh nhiều con càng dễ trầm cảm ở lần mang thai tiếp theo.

– Thiếu sự giúp đỡ xã hội.

– Sống một mình.

– Xung đột hôn nhân.

Làm sao để vượt qua nỗi lo trầm cảm sau sinh?

Không ai hiểu rõ mình bằng chính bản thân, do đó hãy tự cứu lấy mình trước khi quá muộn. Phụ nữ sau sinh nên chú ý quan tâm đến cuộc sống của mình hơn, bằng cách:

– Không nên để nhàn rỗi chân tay, vì khi đó đầu óc sẽ hoạt động và với giai đoạn này, sự xáo trộn hóc môn sau sinh có thể sẽ mang đến những ý nghĩ tồi tệ.

– Giao tiếp với càng nhiều người càng tốt, chia sẻ ra những suy nghĩ, nỗi đau của mình vì mỗi lần nói ra được những gánh nặng, cảm giác sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

– Dành thời gian cho các sở thích bên ngoài của mình, tránh xa “thế giới ảo” vì nơi đó quá thừa những chuyện tiêu cực, bi lụy có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý.

gia-dinh-la-diem-tua-vung-chac-vuot-qua-tram-cam-sau-sinhThường xuyên trò chuyện, chia sẻ với chồng cũng sẽ giúp mẹ vượt qua nỗi lo trầm cảm sau sinh

Bên cạnh đó, những người thân xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng giúp sản phụ lấy lại sự cân bằng trong trạng thái:

– Bày tỏ sự quan tâm chân thành, chăm sóc, tạo điều kiện để người phụ nữ cảm thấy được thoải mái nhất sau khi sinh.

– Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ những nỗi lo khó nói với sản phụ.

– Nấu các món ăn ngon, cung cấp nguồn dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe cho sản phụ. Vì khi sức khỏe được phục hồi, sức đề kháng tăng cao thì những suy nhược từ hệ thần kinh sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, có thể tìm đến các giải pháp khác giúp chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, điển hình như nghệ mixen Bewin. Đây được coi là một bước cải tiến từ nghệ, giúp tăng hiệu quả lên gấp 185 lần so với nghệ thường, sẽ giúp chị em nhanh chóng bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng để có thể chủ động vượt qua giai đoạn khó khăn này.

bewin-giup-me-boi-bo-suc-khoe-vuot-qua-tram-cam-sau-sinhNghệ mixen Bewin sẽ giúp cho phụ nữ sau sinh bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm các áp lực về trầm cảm sau sinh

Chăm Sóc Phụ Nữ Sau Sinh